Học ngữ pháp tiếng Nhật bài 40 | Jellyfish Education

Học ngữ pháp tiếng Nhật bài 40

Bài 40

― Xin chào các bạn. Hôm nay chúng ta sẽ học tiếp sang một bài mới nữa của ngữ pháp N4 đó là bài 40. Vậy thì ngữ pháp của bài này có điều gì chú ý không nhỉ.

― Tôi có thể kể ra ở đây đó là cách kết nối hai câu đơn lại làm một câu này, câu biểu đạt ý thử làm một việc gì đó này…..

― Trước tiên thì chúng ta hãy cùng nhau vào phần ý nghĩa đầu tiên nhé.

Cách nói kết hợp hai câu đơn này lại với nhau.

Trước tiên chúng ta hãy ôn tập lại một chút bài cũ qua những ví dụ ở dưới đây nhé.
VD)

1. これはボールペンですか。これはシャープペンシルですか。

→ これはボールペンですか、シャープペンシルですか。

2.私は本を三冊買いました。そしてりんごを一キロ買いました。

→ 私は本を三冊とりんごを一キロ買いました。

3.私は日本人ではありません。そして日本語の先生でもありません。

→ 私は日本人ではなくて、日本語の先生でもありません。

Những ví dụ ở trên mình tin rằng các bạn dịch được và hiểu nghĩa được hết cả đúng không nào.

Giờ thì chúng ta cùng nhau phân tích những ví dụ đó một chút nhé.

Trước tiên thì mình cũng đã đưa ra đủ những cách nói ở đủ ba thể loại câu chính: câu khẳng định, câu phủ định và câu nghi vấn. Thay vì phải nói những câu đơn thì chúng ta có cách nói ngắn kết hợp lại như vậy.

Vậy thì tôi có những ví dụ là câu đơn như thế nào nữa thì các bạn thử hợp nhất lại, nói ngắn như ở trên được không nhé.

VD)

4. 今日、誰か早く来ましたか。そしてこの部屋を掃除しましたか。あなたは知っていますか。

5. 先週の日曜日、あなたはどこか行きましたか。私に教えくれませんか。

6. 試験で高い点数を取った人は誰ですか。私は知りません。

7. 将来で何をしたいですか。私に教えてください。

Các bạn có nhận thấy về hình thức các ví dụ này không khác các ví dụ ở trên mấy vẫn là ba dạng câu thuần túy, căn bản mà thôi. Chỉ khác đó là trong những câu này có thêm nghi vấn từ vào nữa thôi, chẳng hạn như là誰, どこか, 何….

Vậy thì các bạn có làm được như ở các ví dụ 1, 2, 3 không nào ?????

Không được đúng không nhỉ vì đó là điều các bạn chưa được học mà. Vậy thì giờ tôi sẽ chỉ các bạn cách làm điều này nhé.

I. Chúng ta sẽ đi vào công thức đầu tiên để diễn đạt những điều này. Và chúng ta cùng nhau gọi đó là cách nói biểu đạt câu nghi vấn mà trong đó có lồng thêm vào các nghi vấn từ ở trong các thể loại câu khẳng định, phủ định và nghi vấn.

Phải nói luôn là trước đây các bạn đã học thường câu mà có nghi vấn từ thì chỉ thường thấy xuất hiện trong câu nghi vấn thôi đúng không nào.

VD4. 今日、誰か早く来ましたか。そしてこの部屋を掃除しましたか。あなたは知っていますか。

→ 今日、誰か早く来て、この部屋を掃除したか、あなたは知っていますか。Bạn có biết hôm nay ai đã đến sớm và dọn vệ sinh căn phòng này không ?

VD5. 先週の日曜日、あなたはどこか行きましたか。私に教えてくれませんか。

→ 先週の日曜日、あなたはどこか行ったか、わたしに教えてくれませんか。Bạn có thể chỉ cho tôi biết là chủ nhật tuần trước bạn đã đi đâu được không.

Qua hai ví dụ ở trên bạ đã rút ra được công thức của cách nói này chưa ?

Chúng ta sẽ có công thức như sau nhé:
Động từ
Nghi vấn từ        Tính từ いThể thông thường           か、……。
Tính từな

  • Danh từだ

Chúng ta cùng nhau phân tích tiếp những ví dụ tiếp theo nhé.

VD6.

試験で高い点数を取った人は誰ですか。私は知りません。

→ 試験で高い点数を取った人はだれか、知りません。

Tôi không biết người đã lấy được điểm cao trong kỳ thi là ai cả.

VD7.

将来、何をしたいですか。私に教えてください。

→ 将来、何をしたいか、私に教えてください。

Hãy chỉ cho tôi biết trong tương lai bạn muốn làm gì vậy.

Còn những ví dụ bằng nghĩa tiếng Việt này các bạn hãy hoàn thành nhé.

VD8. Bạn có nghĩ là anh ấy cũng đã làm được gì đó trong thời gian làm việc ở công ty không vậy.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
VD9. Anh quả thực là không thể nhớ được lúc nãy đã nói điều gì với em đâu.
…………………………………………………………………………………………………………………………….
VD10. Bạn có biết cái nào là quyển từ điển của bạn Hoa không.
………………………………………………………………………………………………………………
II. Còn khi muốn diễn dạt có hay là không thì chúng ta có cách nói đó là lồng ghép một câu nghi vấn mà không dùng nghi vấn từ nữa.

Ta sẽ có công thức như sau:

Động từ
Tính từい  Thể thông thường +かどうか、………。
Tính từな
Danh từ            だ

Mẫu câu này chúng ta sẽ dịch là có….. hay là không…..vậy hoặc ngược lại tùy theo thể thông thường mà bạn sử dụng là dạng khẳng định hay phủ định.

VD11. 明日の旅行は晴れるかどうか、心配しています。

Tôi đang lo lắng cho chuyến du lịch ngày mai có nắng hay không.

VD12. 今週末の会議に、出席するかどうか、なるべく早く知らせてください。

Hãy thông báo càng sớm càng tốt xem là cuộc họp cuối tuần này bạn có tham gia hay là không nhé.

VD13. この言葉を前に習ったかどうか、覚えていません。

Tôi không nhớ là đã học từ vựng trước đây hay chưa.
VD14. この仕事は出来ないかどうか、実際にやってみてください。

Công việc này không thể hay có thể làm thì bạn hãy thử làm thực tế đi.

VD15. この店は料理が美味しいかどうか、分かりませんがやっぱり店の前に大勢の人がならんでいます。

Cửa hàng này đồ ăn không ngon hay ngon thế nào thì không rõ nhưng có thực là có rất nhiều người đang xếp hang ở trước của hàng.

Cách nói này cũng dễ thôi mà phải không các bạn. Mọi người hãy cùng nhau hoàn thành nhé.

VD16. Em hãy nói thẳng ra đi cho anh biết là em có yêu anh hay là không.
…………………………………………………………………………………………………………………………….
VD17. Anh ấy có phải là một người nổi tiếng hay không thì không biết nhưng thấy bảo ở trường được các bạn nữ hâm mộ lắm.
……………………………………………………………………………………………………………………………
VD18. Bạn hãy uống thử xem cốc cà phê này có đắng hay không.
…………………………………………………………………………………………………………………………….
III. Qua những ví dụ ở trên không biết là các bạn có chú ý và nhận ra không vì chúng ta cũng đã vận dụng những câu ý nói thử làm rồi đó. Công thức cũng thực sự đơn giản phải không nào.
Động từ thể て+みます。

― Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa thử làm một việc gì đó.

― Chú ý đó là động từ みますkhông viết bằng chữ hán nhé và đằng sau chúng ta có thể diễn đạt nhiều ý nghĩa đi kèm nữa nhé.

VD19.私は何度もこの仕事をやってみたが、なかなかできません。

Tôi đã từng thử làm việc này rất nhiều lần nhưng mãi mà không thành công.

VD20.この料理は超美味しいですよ。食べてみない?

Món ăn này ngon lắm đấy bạn có muốn ăn thử không.

VD21.今度の会議で会社の全員の前で、自分の意見を発表してみてもいいですか。

Tại cuộc họp lần tới tôi muốn thử một lần trình bày ý kiến của mình trước toàn thể công ty có được không vậy.

VD22.彼はこの料理を作ってみたことがあると思います。

Tôi nghĩ là anh ấy đã từng thử nấu món ăn này.

VD23.日本語でこのレポートを書いてみてもいいですか。

Tôi có thể thử viết bài báo cáo này bằng tiếng Nhật được không vậy

  1. Cách biến đổi tính từ thành danh từ

― Trước đây các bạn hẳn là biết cách chuyển tính từ thành phó từ để kết hợp với động từ rồi nhỉ. Cùng xem lại ví dụ sau nhé.

VD24. 今日、私は用事があるので、早く帰ってもいいですか。

Hôm nay vì có việc bận nên tôi  về sớm có được không vậy.

VD25. 彼はよく教室に遅く来ていますから、先生にしかられています。

Anh ấy bởi vì thường xuyên đến lớp muộn nên hay bị các thầy cô mắng.

― Bây giờ thì các bạn hẳn đã nhớ ra cách biến đổi này đúng không nhỉ.

― Còn bây giờ thì chúng ta sẽ cùng nhau học cách biến đổi tính từ thành danh từ nha.
Chúng ta có hai cách nha.
Tính từい   +さvàみ。
Tính từな   +さvàみ。

― Như các bạn thấy ở trên thì có hai cách biến đổi chuyển thànhさvàみ.

― Vậy thì khi nào hay tính từ như thế nào thì biến sangさvà tính từ như thế nào thì biến sang み.
Các bạn chỉ cần nhớ một cách đơn giản thế này nhé.

― Những  tính từ mà khi biến đổi mà có thể diễn tả mức độ, tần suất,….. thì biến thànhさ.
高さ、重さ、長さ、速さ,寂しさ、嬉しさ、楽しさ,大切さ……。

― Những tính từ mà khi biến đổi thì sẽ diễn tả trạng thái có thể cảm nhận được như thể hiện tình cảm, cảm xúc thì biến thànhみ.
厚み、甘み、悲しみ………。

― Còn khi biến đổi khi thành một danh từ thìdùng như một danh từ bình thường nhé.

VD26. このテーブルの長さを測ってください。

Hãy đo chiều dài của cái bàn này.

VD27. 君は僕の寂しさを分かってくれる。

Em có hiểu cho nỗi buồn của tôi không.


Bản quyền thuộc về Jellyfish Education Vietnam