3日目:女らしい
Ngày thứ 3: Giống như con gái/Nữ tính
Trong ngữ pháp bài 3 của giáo trình Soumatome N3, chúng ta sẽ cùng nhau học tiếng Nhật với 女らしい, đi sâu tìm hiểu về cấu tạo và ý nghĩa của 3 mẫu cấu trúc: ~みたい、~らしい 、~っぽい để xem giữa các cấu trúc này có điểm gì giống và khác nhau nhé!
1. Mẫu ~みたい
– Mẫu này sử dụng để nói điều gì đó trông giống như cái gì khác. Không đúng với bản chất của nó. Bạn đừng nhầm mẫu này với từ 見たい – muốn xem nhé.
– Cấu trúc ngữ pháp: ~みたいthường đi sau động từ, danh từ và tính từ đã được đưa về 普通形(ふつうけい)(thể thông thường) rồi nhé.
Có 3 cách dùng ở đây:
1. đứng ở cuối câu: ~みたいだ
2. đứng ở giữa câu, sử dụng như 1 trợ từ: ~みたいに
3. đứng ở giữa câu, sử dụng như 1 tính từ đuôi な(A-na).
Tất nhiên trong trường hợp này đi sau nó sẽ là 1 danh từ: ~みたいな N
Ví dụ:
1. 彼の話方(はなしかた)は、女みたいだ。
Cái cách anh ấy nói chuyện giống như là con gái vậy.
2. もう売り切(うりき)れみたい。(= もう売り切れのようだ)
Hình như nó đã được bán hết.
3. ここの砂(すな)は星みたいな形(かたち)をしている。 (=星のような)
Những hạt cát ở đây có hình ngôi sao.
4. 明日は雨みたいね。
Hình như là mai có mưa nhỉ.
5. ムイ先生みたいに日本語がうまくなりたい。 (=ムイ先生のように)
Tớ muốn nói được tiếng Nhật giỏi như bạn cô Mùi. (Hehe !)
2.Mẫu ~らしい
– Dùng để trình bày sự suy đoán từ những điều đã nhìn thấy hoặc nghe thấy mà đúng với bản chất của nó. Đừng nhầm với みたい ở trên nhé !
– Cấu trúc ngữ pháp: ~らしい thường đi sau động từ, danh từ và tính từ đã được đưa về 普通形.
– Hay gặp nhất là N らしい .
Ví dụ:
1. 今日は春らしい暖(あたた)かい日でした。(=本当にはと感(かん)じる)
Hôm nay thực sự là một ngày ấm áp giống như mùa xuân vậy.
2. 私は女性(じょせい)らしい洋服(ようふく)はあまり着(き)ない。
Tớ không hay mặc những bộ quần áo kiểu con gái/nữ tính.
3. Mẫu ~っぽい
– Mang nghĩa cảm thấy như là ~ ; Cứ như là …. Nhưng ~っぽい hay dùng cho người hơn và chỉ dùng trong văn nói.
– Hay gặp nhất là 子供っぽい 、女っぽい và 男っぽい . Mang ý nghĩa tiêu cực.
– Trường hợp này thì ~っぽいđi sau danh từ hoặc tính từ đuôi い(A-i)i đã bỏ い(i) đi rồi.
~っぽい dùng để diễn tả cái gì đó mang màu sắc chủ đạo là gì. Màu chủ đạo là màu trắng ~白っぽい、~黒っぽ….
~っぽい còn dùng để diễn tả 1 cái gì đó quá nhiều. Như là quá nhiều dầu mỡ ~油っぽい、quá nhiều nước ~水っぽい.
Ví dụ:
1.あの小学生は、大人っぽい。
Đứa học sinh tiểu học kia trông như người nhớn.(Nghĩa tích cực)
2. この料理は油(あぶら)っぽくていやだ。
Tôi không thích món ăn này vì nó quá nhiều dầu mỡ.
3. 逃(に)げたのは黒(くろ)っぽい車でした。
Chiếc xe đã bỏ trốn là chiếc xe mang màu đen là chủ đạo.
5 bước học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu xem ngay >>>>>