Đối với người Nhật, môn thể thao bóng chày (野球:yakyu) được ví như món ăn sashimi không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Vượt qua bóng đá là môn thể thao vẫn được ưa thích ở nhiều nước trên thế giới, bóng chày đã trở thành môn thể thao vua trên xứ sở hoa anh đào.
Giải bóng chày chuyên nghiệp của Nhật (NPB: Nippon Professional Baseball League) được chia thành 2 giải: Pacific League và Central League. Điểm khác biệt giữa 2 giải này ở chố: giải Pacific có sử dụng luật DH (Designated Hitter: chỉ định người đánh cho người ném đầu tiên) trong khi giải Central không sử dụng luật này. Đội thắng của 2 giải này sẽ gặp nhau tại Japan Series để phận định chức vô địch Nhật Bản.
1. Lịch sử bóng chày Nhật Bản:
Giải bóng chày chuyên nghiệp của Nhật bắt đầu từ năm 1937. Tuy nhiên, môn bóng chày đã được biết đến ở Nhật hơn nửa thế kỷ trước đấy. Vào khoảng những năm 1870, môn bóng chày được một số giáo viên và giáo sư Mỹ đưa vào Nhật Bản như là một công cụ để phô trương sức mạnh cơ thể và trí tuệ của các cầu thủ. Ở giải đấu đầu tiên, giải chuyên nghiệp mới chỉ có một giải và 8 đội tham gia thi đấu theo 2 mùa : mùa xuân và mùa thu. Vào năm 1950, giải mở rộng với 14 đội tham gia và từ đây được chia thành 2 giải riêng biệt với một số đội từ giải cũ chuyến sang giải mới. Sau nhiều năm, một số đội đã đổi tên so với ban đầu. Đội Bay Stars từng có tên là Whales, đội Swallows đầu tiên có tên gọi giống bây giờ nhưng vào những năm 1966 đến 1973 đã từng được đổi tên thành Atoms. Đội Marines từng được gọi là Orions, đội Buffaloes từng là Pearls, đội Blue Wave là Braves, và Fighters trước kia được gọi là Flyers.
2. Các đội bóng chuyên nghiệp:
Giải chuyên nghiệp NPB hiện có 12 đội thi đấu ở 2 giải Central League và Pacific League. Danh sách các đội như sau:
Central League | Pacific League |
Yomiuri Giants | Daiei Hawks |
Hiroshima Carp | Seibu Lions |
Yokohoma BayStars | Chiba Lotte Marines |
Yakult Swallows | Nippon Ham Fighters |
Hanshin Tigers | Kintetsu Buffaloes |
Chuncihi Dragons | Orix Blue Wave |
Tên của các đội được gọi theo tên của công ty sở hữu đội bóng. Ví dụ: Yomiuri Giants thuộc sở hữu của công ty truyền thông Yomiuri phát hành tờ báo ngày nổi tiếng nhất Yomiuri Shimbun. Công ty này con sở hữu cả kênh truyền hình NTV. Đội Hiroshima Toyo Carp có tên gọi Toyo do phần lớn số cổ phần của đội thuộc về công ty sản xuất đồ trang sức Toyo Tire. Một phần cổ phần khác thuộc về thành phố Hiroshima. Đội Yokohama Bay Stars từng được sở hữu bởi công ty đánh bắt và chế biến hải sản Maruha nhưng cho đến thời gian gần đây đã thuộc sở hữu của đài phát thanh và truyền hình TBS, Tokyo. Đội Hanshin Tigers thuộc sở hữu của công ty xe điện Hanshin Railways, …vv.
Mỗi trận mỗi đội được phép sử dụng 4 cầu thủ nước ngoài: 2 cầu thủ trên sân và 2 cầu thủ ném bóng (pitcher). Mỗi đội còn có tham gia một giải thi đấu ở một giải thi đấu nhỏ khác có thể là Eastern League hoặc Western League. Ở giải này các đội có thể sử dụng số lượng các cầu thủ nước ngoài tùy thích.
3. Số trận một giải:
Cho đến năm 2000, các đội thường chơi từ 130 đến 135 trận một mùa. Tuy nhiên, từ mùa bóng năm 2001 đến nay, các đội thi đấu 140 trận trong một mùa giải. Các trận đấu sẽ phân định thắng thua sau 9 vòng đấu (回) Ở mỗi vòng đấu 2 đội sẽ thay phiên nhau đánh và phòng thủ: một đội đánh và một đội phòng thủ. Sau khi đội đánh có 3 cầu thủ bị ra ngoài, 2 đội sẽ đổi vị chí cho nhau để tiếp tục. Lượt đi của mỗi vòng được gọi là Omote (表), còn lượt về được gọi là Ura (裏 hoặc ウラ). Sau 9 vòng đấu nếu không phân biệt được thắng bại trận đấu sẽ kéo dài cho đến khi nào có đội thắng. Tuy nhiên, nếu sau 15 vòng đấu mà vẫn chưa phân định thắng bại thì trận đấu sẽ được tính là Hòa (Hikiwake: 引き分け). Các đội ở 2 giải Central League và Pacific League không thi đấu với nhau ngoại trừ tại các trận đấu của các ngôi sao (all-star games) và trận tranh chức vô địch Nhật Bản (Japan Series).
4. Trận đấu của các Ngôi sao:
Ở mỗi mùa thi đấu 2 giải Central League và Pacific League sẽ chọn ra 28 cầu thủ xuất sắc nhất tạo thành 2 đội thi đấu với nhau. Trong số 28 cầu thủ của giải Central League, cổ động viên bầu 11 cầu thủ, 17 cầu thủ còn lại do các huấn luyện viên chọn. Ỏ giải Pacific League các cổ động được bầu 12 cầu thủ (thêm một cầu thủ DH), số còn các huấn luyện viên bình chọn. Các đội bóng ngôi sao này tranh tài ở 2 hoặc 3 trận đấu vào đầu tháng 7 tại các sân khác nhau để phân thắng bại. Các cầu thủ của mội đội sẽ được chơi ở một số vòng đấu của một số trận đấu.Sau mỗi mùa thi đấu, khoảng 200 chuyên gia sẽ bỏ phiếu bình chọn ra 9 cầu thủ xuất sắc nhất ở 9 vị trí trên sân của mỗi giải để trao danh hiệu “Best Nine Awards”.
5. Giải thưởng:
Ngoài các giải như Chiếc Găng vàng (Gold Glove), Cầu thủ xuất sắc nhất (MVP: Most Valuable Player) hay Tân binh xuất sắc của năm (Rookie of the Year) giống như giải nhà nghề của Mỹ, giải chuyên nghiệp của Nhật còn trao thêm giải Sawamura Award cho cầu thủ ném bóng từ đầu trận xuất sắc nhất (the best starting pitcher). Cầu thủ này phải là người tham gia ném ở nhiều vòng đấu nhất và có số trận thắng nhiều nhất. Tuy nhiên, giải thưởng này sẽ không được trao nếu không chọn được cầu thủ xuất sắc nhất. Khoảng 40% giải thưởng MVP được trao cho các cầu thủ ném bóng. Giải thưởng MVP thường được chọn ra từ các cầu thủ của 2 đội vô địch và thường được chọn từ đội vô địch giải Central League.
6.Theo dõi trận đấu:
Các trận đấu thường diễn ra ở một số thành phố lớn như Tokyo hay Osaka do một số thành phố nhỏ không có các đội bóng riêng của mình. Như vậy, nhiều người đặc biệt là dân tại các vùng nông thôn có thể sẽ không có các đội bóng chủ nhà và không thể theo dõi các cầu thủ thi đấu trực tiếp. Để tránh sự bất lợi này tất cả các đội sẽ chơi 10-15 trận được thi đấu trên sân nhà “ngoài đường” (on the road) để dân chúng có thể theo dõi tận mắt các trận đấu. Các trận đấu trên các sân nhỏ tại các công viên hẻo lánh này không có bảng điểm điện tử và thậm trí không có cả đèn cao áp để thi đấu ban đêm.
7. Sân đấu:
Bảy trong số 11 sân đấu được xây từ năm 1988 đến 1999. (Hai đội Giants và Fighters chung nhau sân Tokyo Dome). 6 trong số này là sân đất cỏ: các đường chạy, điểm ném bằng phủ bằng đất cát; phần còn lại là cỏ. Một sân có kích thước 309-320 feet dọc theo các đường biên, 340-350 feet tới straightaway phải hoặc trái, 360-365 feet tới the gaps, và 400 tới dead center. Các sân đều có hàng rào cao 13 feet ngăn cách cầu thủ và khán giả.
8. Một số thuật ngữ bóng chày trong tiếng Nhật
Senshu (選手) | player | cầu thủ |
Toshu (投手) | pitcher | người ném bóng |
Dasha (打者) | batter | người đánh bóng |
Ichirui (一塁) | first base | lũy thứ nhất |
Nirui (二塁) | second base | lũy thứ hai |
Sanrui (三塁) | third base | lũy thứ ba |
Daseki (打席) | at bat | một lượt đánh |
Sefu | save | cầu thủ đội tấn công chạy được về lũy an toàn |
Outo | out | cầu thủ đội tấn công không kịp chạy được về lũy |
Anda (安打) | a base hit | một cú đánh thành công, người đánh chạy được về lũy |
Naiya Anda (内野安打) | infield hit | một cú đánh thành công, bóng rơi trong sân |
Niruida (二塁打) | a double | sau khi đánh người đánh chạy được về lũy thứ hai |
Sanruida (三塁打) | a triple | sau khi đánh người đánh chạy được về lũy thứ ba |
Honruida (本塁打) | home run | bóng rơi ngoài sân, người đánh chạy được một vòng |
Raito-mae (ライト前) | basehit to right | bóng đánh sang bên phải sân |
Senta-mae (センター前) | basehit to center | bóng đánh vào giữa sân |
Refuto-mae (レフト前) | basehit to left | bóng đánh sang bên trái sân |
Streto | fastball, straight ball | bóng bay thẳng |
Kaabu | curve | bóng bay hình vòng cung |
Fohku | forkball | bóng không xoáy, rơi nhanh trước mặt ngưừoi đánh |
Henkakyuu (変化球) | breaking ball | bóng bay đổi chiều |
Suraida | slider | bóng bay chệch như trựot theo chiều ngang |
Hikume (低め) | a pitch that is down | bóng bay thấp |
Kikenkyuu | a pitch that is up | bóng bay cao, nguy hiểm |
Dead booru (死球) | a pitch that hits a batter | bóng chết, bay trúng người đánh |
Nguồn: https://www.vysajp.org/
5 bước học tiếng nhật cho người mới bắt đầu xem ngay >>>>>