Học ngữ pháp tiếng Nhật N3- jellyfish education

Học ngữ pháp tiếng Nhật N3 (Phần 1)

Trong bài ngữ pháp tiếng Nhật này, chúng tôi sẽ gửi tới các bạn ngữ pháp trình độ N3. Tuy nhiên trước khi học bài này, các bạn phải nắm vững ngữ pháp tiếng nhật N5 nhé, đừng bỏ qua ngữ pháp của các trình thấp hơn đó. Nôi dung chính của ngữ pháp học tiếng nhật trình N3 như sau:

Học ngữ pháp tiếng Nhật N3 (phần 1)

1.~たばかり~ : Vừa mới ~

Giải thích: dùng để diễn tả một hành động, vừa mới kết thúc trong thời gian gần so với hiện tại. mẫu câu này thể hiện một việc gì đó xảy ra cách thời điểm hiện tại chưa lâu (theo cảm nhận của người nói). Khoảng thời gian thực tế từ lúc sự việc xảy ra đến thời điểm hiện tại có thể dài ngắn khác nhau, nhưng nếu người nói cảm nhận khoảng thời gian đó là ngắn thì có thể dùng mẫu câu này.

Ví dụ:

Tôi vừa mới tới nơi
さっき着いたばかりです。

Vừa mới mua gần đây mà cái ti vi đã hỏng mất rồi
この間買ったばかりなのに、テレビが壊れてしまった

Anh Tanaka vừa cưới vợ năm rồi, vậy mà nghe nói đang tính chuyện li hôn
田中さんは一昨年結婚したばかりなのに、もう離婚を考えているらしい。

Hồi vừa mới qua Nhật tôi không hiểu tiếng Nhật nên cũng vất vả lắm
日本に来たばかりのころは、日本もよく判らなくて本当に困った。

Chị tôi vừa mới tốt nghiệp đại học
姉は大学を出たばかりです。

Chú ý:

Trong văn nói có thể chuyển thành 「ばっか」Vたばっか
Có lẽ nào bây giờ nới dậy đó hả?
まさか、今起きたばっかなの?

2. ~ようになる~: Trở nên ~, trở thành ~

Giải thích: Dùng để thể hiện một sự biến đổi, thay đổi

Ví dụ:

Tôi muốn nhanh chóng trở nên nói tiếng Nhật giỏi
日本語が上手に話すようになりたいな。

Nếu quen thì trở nên dễ dàng
慣れると簡単するようになる。

Nếu đã học 1 năm thì có thể trở nên nói tiếng Nhật trôi chảy
1年勉強に日本語が話せるようになるでしょう。

Chú ý: Thường dùng với động từ thể khả năng hoặc tự động từ thể khả năng

V可能形/見える、分かる、聞こえるなど+ようになる

Vì thầy giáo đã chỉ cho, nên giờ đã hiểu được rồi
先生が教えてもらったので、今も分かるようになりました。

Thể phủ định nối tiếp, thể hiện sự biến đổi phủ định

Vないように → なくなる

Vì đã xây khách sạn cao lên nên trở nên không nhìn thấy núi từ cửa sổ nữa
高いホテルが建ったので、窓から山が見えなくなりました。

3. ~ことになる~: Được quyết định là, được sắp xếp là, trở nên ~

Giải thích: Dùng khi thể hiện sự việc đã được sắp xếp, quyết định rồi và dùng khi muốn nói rằng: từ một tình huống nào đó thì suy ra đương nhiên là như thế.

Ví dụ:

Lần này tôi có quyết định là phải đi chi nhánh của hãng ở Osaka
こんど大阪支社に行くことになりました。

Tôi đã có quyết định là sẽ chuyển đến Nhật sống vào năm sau
来年日本に引っ越すことになりました。

Nếu không cố gắng hết sức thì sau này có thể sẽ hối hận đấy
一所懸命頑張らなければ、後悔することになりますよ。

Chú ý:

Mẫu câu này thường xuyên sử dụng vì khi thể hiện ý nghĩa được quyết định thì không nhất thiết phải có người / nhân tố đã ra quyết định trong câu. Đối với ý nghĩa “trở nên” thì phía trước thì có tình huống giả định hoặc giải thích lý do cho sự đương nhiên đó.

4. とても~ない: Không thể nào mà ~

Giải thích: Dùng để thể hiện một cách mạnh mẽ rằng không thể nào làm được việc gì đó

Ví dụ:

Một bài toán khó như thế này thì tôi không thể nào giải nổi
こんな難しい問題はとても私には解けません。

Vẻ đẹp ấy chẳng thể nào diễn tả bằng lời
あの美しさはとても言葉では表現できない。

Không thể nào nhớ hết nhiều từ vững như thế này trong một lần
一度にこんなにたくさんの単語はとても覚えられません。

Chú ý:

Động từ chính thường được chia ở thể khả năng hoặc là tự động từ thể khả năng
とてもV可能形ない/見えない、分からない、聞こえないなど

Cách giải thích của giáo viên khó hiểu quá, rất khó hiểu
先生の説明が難しかったので、とても何も分からないよ。

5. ~らしい~: Có vẻ là ~, dường như là ~, nghe nói là ~

Giải thích: Dùng để biểu thị lại những gì người nói nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy

Ví dụ:

Theo dự báo thời tiết thì hình như ngày mai trời mưa
天気予報によると明日は雨らしい。

Ở Nhật Bản nghe nói là giá cả cao lắm
日本で物価が高いらしい

Nghe nói là anh ta sẽ nghỉ làm ở công ty hiện nay, và tự mình thành lập công ty
彼はどうやら今の会社を辞めた、自分で会社を作るらしい。

Chú ý:

Dùng để biểu hiện sự suy luận chắc chắn từ thông tin đã nghe được về chủ đề , chứ không hẳn là truyền đạt lại thông tin

Người kia là ai vậy? Trông như bạn của An
あの人は何なの?アンさんの友達らしいだ。

“らしい” còn dùng sau một số danh từ thể hiện hành vi, tính cách của con người

Nらしい=子供らしい、女らしい、大人らしいなど
Mới có 5 tuổi thôi nhưng cách nói chuyện không phải là con nít đâu
5歳だら、話し方は子供らしくない

6. ~てはじめて(~て初めて):Rồi thì mới …, sau khi ….rồi thì mới….

Giải thích: Dùng để thể hiện trong trường hợp: Sau khi thực tế làm gì đó (việc mà trước đó chưa làm) rồi thì mới trở nên một trạng thái khác.

Ví dụ:

Sau khi tôi đến Nhật rồi mới ăn món nattou
私は日本に来て初めて納豆を食べた。

Tôi đi làm rồi mới quen biết anh ấy
働くに入ってはじめて彼と知り合いになった。

Xem nhiều lần rồi mới biết độ hay của bộ phim đó
幾度も見てはじめてその映画のよさが分かる

Học ngoại ngữ phải viết nhiều thì mới được
外国は何回も書いてはじめて上手になるのだ。

>> Ngữ pháp tiếng Nhật N3 (Phần 2)


Bản quyền thuộc về Jellyfish Education Vietnam