Thể bị động trong tiếng Nhật là một trong những kiến thức ngữ pháp quan trọng của trình độ N4 giúp bạn vận dụng và diễn giải rõ nghĩa hơn. Nhiều bạn học đến N3 thường quên cách dùng và không nhận ra khi nghe thể bị động.
Để giúp bạn ôn tập và nắm chắc kiến thức này, Jellyfish đã tổng hợp cách dùng và cách chia động từ của thể bị động ngay trong bài viết dưới đây. Bạn hãy theo dõi nhé!
1. Cách chia động từ thể bị động trong tiếng Nhật受身 (うけみ)
Dưới đây là cách chia động từ thể bị động trong tiếng Nhật với ba nhóm động từ:
1.1. Động từ nhóm 1: V [い] ます→V [あ] + れます
Ví dụ:
ききます ―> きかれます
はこびます -> はこばれます
のみます -> のまれます
まもります -> まもられます
かきます -> かかれます
はります -> はられます
1. 2. Động từ nhóm 2: V [え] ます→V [え] + られます
Dưới đây là ví dụ về cách chia động từ thể bị động trong tiếng Nhật với động từ nhóm 2:
Ví dụ:
かえます -> かえられます
たべます -> たべられます
ほめます -> ほめられます
みます -> みられます
しらべます -> しらべられます
しめます -> しめられます
1.3. Động từ nhóm 3 – Cách chia động từ thể bị động trong tiếng Nhật
します ー>されます
きますー>こられます
Ví dụ:
しょうたいします -> そうたいされます
あいする -> あいされます
けっこんします -> けっこんされます
りこんします -> りこんされます
きます -> こられます
Trên đây là cách chia động từ của thể bị động trong tiếng Nhật. Trong nội dung dưới đây sẽ là cách dùng và cấu trúc câu để bạn có thể vận dụng trong khi nói và viết.
Xem thêm: Tổng hợp các công thức thể て (thể Te) trình độ N4
2. Cách dùng và cấu trúc của thể bị động trong tiếng Nhật
Cũng giống như các ngôn ngữ khác, thể bị động trong tiếng Nhật được sử dụng với mục đích nhấn mạnh vào hành động xảy ra và đối tượng chịu tác động của hành động đó. Thể bị động thường được dịch là “bị” trong trường hợp mang nghĩa xấu, và dịch là ” được trong trường hợp mang nghĩa tốt.
Dưới đây là một số cấu trúc thể bị động tiếng Nhật mà bạn cần phải nắm:
2.1. Bị động trực tiếp (chỉ có 1 tân ngữ)
– Dạng chủ động: A は B を + động từ chủ động.
→ Dạng bị động: B は A に + động từ bị động (B được/bị A …)
-Thường dùng với những động từ tác động trực tiếp lên người: 褒めます (khen)、しかります(la mắng)、誘います(mời, rủ rê)、招待します(mời)、頼みます(nhờ vả)、注意します(chú ý)…
– Ví dụ:
先生は 私を ほめました。Cô giáo đã khen tôi
→ 私は 先生に ほめられました。Tôi đã được cô giáo khen.
2.2. Bị động gián tiếp (2 tân ngữ) – Thể bị động gián tiếp trong tiếng Nhật
Dạng chủ động: Aが Bに Cを + động từ chủ động
→ Dạng bị động: Bは Aに Cを + động từ bị động
– Ví dụ:
知らない人が 私に 道(みち)を 聞きました。Một người không quen đã hỏi đường tôi.
→ 私は 知らない人に 道を 聞かれました。Tôi bị một người không quen hỏi đường.
2.3. Bị động gián tiếp với mẫu câu
Dạng chủ động: A は B の [Danh từ] を + động từ chủ động.
→ Dạng bị động: B は Aに [Danh từ] を + động từ bị động
– Thường được dùng khi A cảm thấy phiền toái bởi hành động của B tác động lên vật mà A sở hữu.
– Đi với một số động từ như: とります(lấy)、踏みます(giẫm)、壊します(làm hỏng)、汚します(làm dơ)
– Ví dụ:
友達は 私の携帯(けいたい)を 壊(こわ)しました。Bạn tôi làm hỏng cái di động của tôi.
→ 私は 友達に 携帯を 壊されました。Di động của tôi bị bạn làm hỏng.
2.4. N1 は N2 ( người sáng tạo) + によって + V động từ bị động
– Cách dùng: Khi dùng các động từ biểu thị sự “sáng tạo”, “tạo ra”, “tìm thấy” ở thể bị động thì dùng によって để biểu thị chủ thể của hành vi.
– Các động từ sáng tạo, tạo ra cái mới thường gặp như:
かきます・はつめいます・せっけいします
-Ví dụ:
Truyen kieu は Nguyen Du によってかかれました。
(Truyện kiều được sáng tác bởi Nguyễn Du)
2.5. N + から / で + つくられます
– Ý nghĩa: Được làm từ, được xuất ra từ N
– Cách dùng:
+ Trợ từ で được sử dụng đối với vật liệu
+ Trợ từ から được sử dụng đối với nguyên liệu
– Ví dụ:
1.お酒は麦からつくられました。
(Rượu được làm từ gạo.)
- 昔、日本の家は木でつくられました。
(Ngày xưa, căn, nhà ở Nhật được làm bằng gỗ.)
2.6. N は/が + V Động từ bị động
-Cách dùng: Khi nói về một sự việc nào đó và không cần thiết nêu rõ đối tượng thực hiện hành vi, thì “vật” hoặc “việc” làm chủ đề của câu và dùng động từ bị động để diễn đạt.
+ Trợ từ は được sử dụng khi trước danh từ không có bất cứ thứ nào khác
+ Trợ từ が được sử dụng khi trước danh từ có một cái nào đó (năm,…)
– Ví dụ:
1.絵は発見されます.
( Bức tranh được tìm thấy)
2. 1998 絵がはっけんされました.
( Vào năm 1998 bức tranh đã được tìm thấy)
Nếu bạn đang cần tìm một khóa học tiếng Nhật hiệu quả, đảm bảo các tiêu chí: Tiết kiệm – Chất lượng – Có cam kết đầu ra, hãy tham khảo ngay các khóa học tại Jellyfish Vietnam:
Trên đây là những cách dùng tổng quát và cơ bản nhất của thể bị động trong tiếng Nhật. Hy vọng cách học trên sẽ giúp các bạn học tập tiếng Nhật thật tốt nhé.
Để biết thêm chi tiết về lộ trình học, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish Việt Nam sẽ liên hệ lại với bạn ngay!
Jellyfish Vietnam – Hotline 096.110.6466
Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng chi nhánh:Tầng 3, tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, TP. Hải Phòng