Kanji là một trong ba hệ thống chữ viết quan trọng của tiếng Nhật, bên cạnh Hiragana và Katakana. Với sự phong phú và ý nghĩa sâu sắc, Kanji đóng vai trò quan trọng không chỉ trong ngôn ngữ mà còn trong văn hóa và tư duy của người Nhật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về chữ Kanji là gì, lịch sử hình thành, cấu trúc, bộ thủ chữ Kanji là gì và cách học chữ Kanji sao cho hiệu quả nhất!
1. Khái niệm về chữ Kanji
Chữ Kanji là gì? Kanji (漢字) là các ký tự chữ Hán được sử dụng trong tiếng Nhật để biểu thị ý nghĩa và âm thanh. Được mượn từ chữ Hán của Trung Quốc khoảng hơn một ngàn năm trước, Kanji giúp truyền đạt thông tin không chỉ bằng âm thanh mà còn bằng hình ảnh và ý nghĩa. Một ký tự Kanji có thể đại diện cho một ý tưởng, một từ hoặc một phần của từ, và có thể có nhiều cách đọc khác nhau tùy vào ngữ cảnh.
Mặc dù Kanji có nguồn gốc từ chữ Hán của Trung Quốc nhưng chữ Kanji sẽ khác về cách viết, cách đọc và ngữ nghĩa.
2. Lịch sử về chữ Kanji
Kanji xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 5 – 6 sau Công nguyên, khi Nhật Bản tiếp xúc với văn hóa và tri thức Trung Hoa. Ban đầu, người Nhật sử dụng chữ Hán để viết hoàn toàn nhưng dần dần phát triển thêm hai hệ thống chữ viết riêng là Hiragana và Katakana để phù hợp với ngữ pháp và âm tiết của tiếng Nhật.
3. Cấu trúc và bộ thủ của chữ Kanji
3.1. Cấu trúc
Kanji thường được cấu tạo từ các bộ thủ, là những thành phần cơ bản có ý nghĩa riêng. Một ký tự Kanji có thể chứa một hoặc nhiều bộ thủ, và sự kết hợp này không chỉ ảnh hưởng đến ý nghĩa mà còn giúp phân biệt các ký tự khác nhau. Cấu trúc của Kanji thường phức tạp hơn nhiều so với Hiragana và Katakana, điều này làm cho việc học Kanji trở nên khó khăn hơn đối với người mới bắt đầu.
3.2. Bộ thủ Kanji là gì?
Bộ thủ (部首) là các thành phần cơ bản cấu tạo nên các ký tự Kanji trong tiếng Nhật và Hán tự trong tiếng Trung. Chúng có thể được coi như “gốc” hay “bộ phận chính” của một ký tự, giúp xác định ý nghĩa và cách phát âm của từ đó. Bộ thủ đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại và tra cứu Kanji hoặc chữ Hán, vì mỗi bộ thủ có ý nghĩa riêng biệt, thường là một nét đặc trưng như tự nhiên, con người, động vật, công cụ, v.v.
Đầu tiên khi muốn học được bộ thủ chúng ta cần phải biết cách viết:
a. Những nét cơ bản trong Hán tự
Nét chấm(丶): một dấu chấm từ trên xuống dưới.
Nét ngang(一): nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
Nét sổ thẳng(丨): nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
Nét phẩy(丿): nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
Nét mác (乀)nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
Nét gập: có một nét gập giữa nét.
Nét móc(亅): nét móc lên ở cuối các nét khác.
b. Quy tắc viết
Ngang trước sổ sau : 十 → 一 十
Phẩy trước mác sau : 八 → 丿 八
Trên trước dưới sau : 二 → 一 二
Trái trước phải sau : 你 → 亻 尔
Ngoài trước trong sau : 月 → 丿 月
Vào trước đóng sau : 国 → 丨 冂 国
Giữa trước hai bên sau : 小 → 小
c. Tất cả bộ thủ
Trong hệ thống chữ Kanji, có 214 bộ thủ (部首) tiêu chuẩn, được gọi là “Kanji Radicals”. Hệ thống này được phát triển dựa trên bảng bộ thủ của từ điển chữ Hán Trung Quốc cổ, đặc biệt là từ điển “Kangxi Dictionary” (Khang Hy Tự Điển) xuất bản vào thế kỷ 18.
214 bộ thủ được phân loại dựa trên số nét (từ 1 đến 17 nét) và ý nghĩa. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
- Bộ 1 nét: 一 (nhất – số một), 丨 (cổn – nét thẳng).
- Bộ 2 nét: 人 (nhân – người), 刀 (đao – dao).
- Bộ 3 nét: 水 (thủy – nước), 火 (hỏa – lửa).
- Bộ 4 nét: 心 (tâm – trái tim), 木 (mộc – cây).
- Bộ 5 nét trở lên: 言 (ngôn – lời nói), 金 (kim – kim loại), 馬 (mã – ngựa).
4. Cách học chữ Kanji hiệu quả
- Ghi nhớ các bộ thủ cơ bản: Học các bộ thủ phổ biến nhất trước, vì chúng xuất hiện thường xuyên trong nhiều Kanji.
- Nhóm bộ thủ theo ý nghĩa: Liên kết bộ thủ với ý nghĩa cụ thể để dễ nhớ (ví dụ: 水 liên quan đến nước, 木 liên quan đến cây).
- Luyện viết và sử dụng ảnh để ghi nhớ: Việc viết tay và sử dụng các công cụ học tập sẽ giúp ghi nhớ lâu hơn.
Tham khảo trọn bộ 214 bộ thủ tại đây:
Các nét trong bộ thủ kanji | Phiên âm | Dịch nghĩa |
1 NÉT | ||
一 | Nhất | Số một |
〡 | Cổn | Nét sổ |
丶 | Chủ | Điểm, chấm |
丿 | Phiệt | Nét sổ xiên qua trái |
乙 | Ất | Vị trí thứ 2 trong thiên can |
亅 | Cổ | Nét sổ có móc |
2 NÉT | ||
二 | Nhị | số hai |
亠 | Đầu | (không có nghĩa) |
亻 | Nhân | người |
儿 | Nhi | trẻ con |
入 | Nhập | vào |
八 | Bát | số tám |
冂 | Quynh | vùng biên giới xa; hoang địa |
冖 | Mịch | trùm chăn lên |
冫 | Băng | nước đá |
几 | Kỷ | ghế tựa |
凵 | Khảm | há miệng |
刂 | Đao | con dao, cây đao (vũ khí) |
力 | Lực | sức mạnh |
勹 | Bao | ba |
匕 | Chuỷ | cái thìa (cái muỗng) |
匚 | Phương | tủ đựng |
匸 | Hệ | che đậy, giấu giếm |
十 | Thập | số mười |
卜 | Bốc | xem bói |
卩- | Tiết | đốt tre |
厂 | Hán, Xưởng | sườn núi, vách đá |
厶 | Khư, tư | riêng tư |
又 | Hựu | lại nữa, một lần nữa |
3 NÉT | ||
口 | Khẩu | Cái miệng |
囗 | Vi | Vây quanh |
土 | Thổ | Đất |
士 | Sĩ | Kẻ sĩ |
夂 | Trĩ | Đến ở phía sau |
夊 | Truy | Đi chậm |
夕 | Tịch | Đêm tối |
大 | Đại | To lớn |
女 | Nữ | Nữ giới, con gái, đàn bà |
子 | Tử | Con |
宀 | Miên | Mái nhà, mái che |
寸 | Thốn | Tấc (đơn vị đo chiều dài) |
小 | Tiểu | Nhỏ bé |
尢 | Uông | Yếu đuối |
尸 | Thi | Thây ma, xác chết |
屮 | Triệt | Mầm non, cỏ non mới mọc |
山 | Sơn | Núi non |
巛 | Xuyên | Sông |
工 | Công | Công việc, người thợ |
己 | Kỷ | Bản thân mình |
巾 | Cân | Cái khăn |
干 | Can | Can dự, thiên can |
幺 | Yêu | Nhỏ nhắn |
广 | Nghiễm | Mái nhà |
廴 | Dẫn | Bước dài |
廾 | Củng | Chắp tay |
弋 | Dặc | Chiếm lấy, bắn |
弓 | Cung | Cái cung (để bắn tên) |
彐 | Kệ | Đầu con nhím |
彡 | Sam | Lông dài (đuôi sam) |
彳 | Xích | Bước ngắn, bước chân trái |
4 NÉT | ||
忄 | Tâm | Quả tim, tâm trí, tấm lòng |
戈 | Qua | Cây qua (một loại binh khí dài) |
戶 | Hộ 6 | Cửa một cánh |
手 | Thủ (扌) | Tay |
支 | Chi | Cành nhánh |
攴 | Phộc (攵) | Đánh khẽ |
文 | Văn | Văn chương, văn vẻ |
斗 | Đầu | Cái đấu để đong |
斤 | Cân | Cái búa, rìu |
方 | Phương | Vuông |
无 | Vô | Không |
日 | Nhật | Mặt trời, ngày |
曰 | Viết | Nói rằng |
月 | Nguyệt | Mặt trăng, tháng |
木 | Mộc | Cây |
欠 | Khiếm | Thiếu vắng, khiếm khuyết |
止 | Chỉ | Dừng lại |
歹 | Đãi | Xấu xa, tệ hại |
殳 | Thù | Binh khí dài |
毋 | Vô | Chớ, đừng |
比 | Tỷ | So sánh |
毛 | Mao | Lông |
氏 | Thị | Họ |
气 | Khí | Hơi nước |
水 | Thủy (氵) | Nước |
火 | Hỏa (灬) | Lửa |
爪 | Trảo | Móng vuốt cầm thú |
父 | Phụ | Cha |
爻 | Hào | Hào âm, hào dương (Kinh dịch) |
爿 | Tường (丬) | Mảnh gỗ, cái giường |
片 | Phiến | Mảnh, tấm, miếng |
牙 | Nha | Răng |
牛 | Ngưu ( 牜) | Trâu |
犬 | Khuyển (犭) | Con chó |
5 NÉT | ||
玄 | Huyền | Màu đen huyền, huyền bí |
玉 | Ngọc | Đá quý, ngọc |
瓜 | Qua | Quả dưa |
瓦 | Ngõa | Ngói |
甘 | Cam | Ngọt |
生 | Sinh | Sinh đẻ, sinh sống |
用 | Dụng | Sử dụng |
田 | Điền | Ruộng |
疋 | Thất ( 匹) | Đơn vị đo chiều dài, tấm (vải) |
疒 | Nạch | Bệnh tật |
癶 | Bát | Gạt ngược lại, trở lại |
白 | Bạch | Trắng |
皮 | Bì | Da |
皿 | Mãnh | Bát dĩa |
目 | Mục | Mắt |
矛 | Mâu | Cây giáo mác |
矢 | Thỉ | Mũi tên |
石 | Thạch | Đá |
示 | Thị (Kỳ: 礻) | Chỉ thị; thần đất |
禸 | Nhựu | Vết chân, lốt chân |
禾 | Hòa | Lúa |
穴 | Huyệt | Hang lỗ |
立 | Lập | Đứng, thành lập |
6 NÉT | ||
竹 | Trúc | Tre trúc |
米 | Mễ | Gạo |
糸 | Mịch (糹, 纟) | Sợi tơ nhỏ |
缶 | Phẫu | Đồ sành |
网 | Võng (罒, 罓) | Cái lưới |
羊 | Dương | Con dê |
羽 | Vũ (羽) | Lông vũ |
老 | Lão | Già |
而 | Nhi | Mà, và |
耒 | Lỗi | Cái này |
耳 | Nhĩ | Tai (lỗ tai) |
聿 | Duật | Cây bút |
肉 | Nhục | Thịt |
臣 | Thần | Bề tôi |
自 | Tự | Tự bản thân, kể từ |
至 | Chí | Đến |
臼 | Cữu | Cái cối giã gạo |
舌 | Thiệt | Cái lưỡi |
舛 | Suyễn | Sai suyễn, sai lầm |
舟 | Chu | Cái thuyền |
艮 | Cấn | Quẻ cấn (Kinh dịch); dừng, bền |
色 | Sắc | Màu, dáng vẻ, nữ sắc |
艸 | Thảo (艹) | Cỏ |
虍 | Hô | Vằn vện của con hổ |
虫 | Trùng | Sâu bọ |
血 | Huyết | Máu |
行 | Hành | Đi, thi hành, làm được |
衣 | Y (衤) | Áo |
襾 | Á | Che đậy, úp lên |
7 NÉT | ||
見 | Kiến | Nhìn thấy |
角 | Giác | Góc, sừng |
言 | Ngôn | Nói |
谷 | Cốc | Thung lũng |
豆 | Đậu | Hạt đậu, cây đậu |
豕 | Thỉ | Con lợn |
豸 | Trãi | Loài sâu không chân |
貝 | Bối | Vật báu |
赤 | Xích | Màu đỏ |
走 | Tẩu (赱) | Đi, chạy |
足 | Túc | Chân, đầy đủ |
身 | Thân | Thân thể |
車 | Xa (车) | Chiếc xe |
辛 | Tân | Cay |
辰 | Thần | Nhật, nguyệt, tinh; thìn (12 chi) |
辵 | sước (辶 ) | Chợt bước đi, chợt dừng lại |
邑 | ấp (阝) | Vùng đất, đất phong cho quan |
酉 | Dậu | Rượu (trong bát quái: Tí, Ngọ, Mão, Dậu) |
釆 | Biện | Phân biệt |
里 | Lý | Dặm, làng xóm |
8 NÉT | ||
金 | Kim | Kim loại, vàng |
長 | Trường (镸) | Dài; lớn (trưởng) |
門 | Môn | Cửa hai cánh |
阜 | Phụ (阝) | Đống đất, gò đất |
隶 | Đãi | Kịp, kịp đến |
隹 | Truy, chuy | Chim đuôi ngắn |
雨 | Vũ | Mưa |
青 | Thanh | Màu xanh |
非 | Phi | Không |
9 NÉT | ||
面 | Diện | Mặt, bề mặt |
革 | Cách | Da thú; thay đổi, cải cách |
韋 | Vi (韦) | Da thuộc, trái ngược nhau |
韭 | Cửu | Cây hẹ |
音 | Âm | Âm thanh, tiếng |
頁 | Hiệt (页) | Cái đầu |
風 | Phong | Gió |
飛 | Phi | Bay |
食 | Thực | Ăn |
首 | Thủ | Đầu |
香 | Hương | Mùi hương, hương thơm |
10 NÉT | ||
馬 | Mã | Con ngựa |
骨 | Cốt | Xương |
高 | Cao | Cao |
髟 | Tiêu | Tóc dài |
鬥 | Đấu | Chiến đấu, chống lại |
鬯 | Sưởng | Bao đựng cung, rượu nếp |
鬲 | Cách | Cái đỉnh |
鬼 | Qủy | Con quỷ |
11 NÉT | ||
魚 | Ngư | Cá |
鳥 | Điểu | Chim |
鹵 | Lỗ | Đất mặn |
鹿 | Lộc | Con hươu |
麥 | Mạch | Lúa mạch |
麻 | Ma | Cây gai |
12 NÉT | ||
黃 | Hoàng | Màu vàng |
黍 | Thử | Lúa nếp |
黑 | Hắc | Màu đen |
黹 | Chỉ | Khâu, may vá |
13 NÉT | ||
黽 | Mãnh | Con ếch |
鼎 | Đỉnh | Cái đỉnh |
鼓 | Cổ | Cái trống |
鼠 | Thử | Con chuột |
14 NÉT | ||
鼻 | Tỵ | Cái mũi |
齊 | Tề (斉, 齐 ) | Cùng nhau, ngang bằng |
15 NÉT |
||
歯 | Xỉ | Răng |
16 NÉT | ||
龍 | Long (龙 ) | Con rồng |
龜 | Quy (亀, 龟 ) | Con rùa |
17 NÉT | ||
龠 | Dược | Sáo 3 lỗ |
Kết Luận
Kanji là một phần không thể thiếu trong tiếng Nhật, đại diện cho một bức tranh ngôn ngữ và văn hóa phức tạp. Hiểu và học Kanji sẽ không chỉ giúp người học cải thiện kỹ năng tiếng Nhật mà còn mở ra một cánh cửa mới để khám phá văn hóa Nhật Bản sâu sắc và thú vị.
214 bộ thủ là xương sống của hệ thống Kanji. Dù không cần học hết toàn bộ bộ thủ ngay lập tức, việc nắm vững các bộ thủ cơ bản sẽ giúp người học tiếp cận Kanji một cách logic và dễ dàng hơn. Qua bài viết, mong các bạn sẽ hiểu được những thứ cơ bản nhất như chữ Kanji là gì và cách học Kanji sao cho hiệu quả. Chúc các bạn thành công!