Mùa cưới sắp đến, các cặp uyên ương lại rục rịch chuẩn bị cho một buổi lễ quan trọng nhất; đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong đời. Thế giới rộng lớn với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi nơi với mỗi nền văn hóa và phong tục tập quán khác nhau sẽ có những sự thú vị khác nhau trong đám cưới.
Hòa nhập trong xu hướng toàn cầu hóa; đám cưới tại Nhật cũng rất phổ biến theo phong cách phương Tây. Tuy nhiên người Nhật vẫn luôn giữ được phong tục cưới hỏi và các nghi lễ truyền thống.
Các bạn hãy cũng Jellyfish khám phá những điều thú vị có một không hai này nhé!
1. Thời gian và địa điểm
Cũng giống như ở Việt Nam, mùa cưới tại Nhật Bản thường rơi vào hai mùa đẹp và lãng mạn nhất trong năm: Mùa xuân và mùa thu. Khi tiết trời ấm áp, hoa anh đào nở rộ hay khi bầu trời rợp một sắc đỏ của lá phong thì cũng chính là lúc các cặp đôi lên kế hoạch và tổ chức lễ cưới.
Sau khi đăng ký kết hôn và được sự chấp thuận của pháp luật; các cặp đôi tổ chức nghi lễ theo phong cách Shinto tại một ngôi đền; trước sự chứng kiến của các vị thần. Nghi lễ này có nguồn gốc từ thời Minh Trị (1868 – 1912).
2. Trang phục
Trong các nghi thức của đám cưới truyền thống Nhật Bản, chú rể sẽ mặc Kimono màu đen được làm từ lụa Habutea có gắn gia huy và quần chùng, gọi là Hakama. Cô dâu mặc Shiromaku với những họa tiết cầu kỳ, tượng trưng cho sự tinh khiết của cả về thể xác lẫn tinh thần. Bộ lễ phục này thường đi kèm băng vải trắng trên đầu có tên là tsunokakushi và thường phải mất khoảng một tháng để hoàn thành.
3. Nghi lễ
Cô dâu sẽ thể hiện sự trinh trắng và nguyên vẹn trước các vị thần trước bước ngoặt thiêng liêng trong cuộc đời tại một ngôi đền với nghi lễ phong cách Shinto.
Lễ nghi này bắt đầu bằng việc cô dâu đi thăm đền chùa và tổ chức tiệc chia tay với gia đình, hàng xóm. Nghi lễ chính sẽ diễn ra tại nhà chú rể.
Tại lễ cưới, đôi uyên ương hứa hẹn với nhau bằng các trao nhau chén rượu Sake theo nghi thức Sansan Kudo có nghĩa là uống ba ngụm.
Ngoài ra cô dâu, chú rể sẽ cùng nhau tham gia nghi thức dâng cành cho cây thần Sakaki cho những vị thần chứng giám.
Khoảng 3 hoặc 5 ngày sau, cô dâu và chú rể trở về nhà cô dâu và đem theo quà tặng cho mọi người. Nghi lễ này gọi là Satogaeri.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản TẠI ĐÂY