Sự kiện văn hóa tháng 9: Lễ hội ngắm trăng "Otsukimi" - Học tiếng Nhật cùng Jellyfish Education

Sự kiện văn hóa tháng 9: Lễ hội ngắm trăng “Otsukimi”

 Tsukimi” có nghĩa là “ngắm trăng”, còn chữ “O” là để thể hiện sự trang trọng. Otsukimi là Lễ hội ngắm trăng hay là Lễ hội trung thu.
Nhằm giúp các em học viên hiểu và trải nghiệm một trong những nét văn hóa độc đáo của người Nhật, ngày 14/9 này Jellyfish sẽ đồng loạt tổ chức “Ngày hội văn hóa – Lễ hội Otsukimi” tại tất cả các chi nhánh Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
29
Trước hết, hãy cùng với Jellyfish tìm hiểu một số điều thú vị trong lễ hội này nhé.
Otsukimi là gì?
Tsukimi” có nghĩa là “ngắm trăng”, còn chữ “O” là để thể hiện sự trang trọng. Otsukimi là Lễ hội ngắm trăng hay là Lễ hội trung thu.
Lễ hội thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, tức là vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch, và là dịp để mọi người thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm.
Lễ hội Otsukimi mang một ý nghĩa tinh thần sâu sắc với người dân Nhật Bản. Tổ chức lễ hội Otsukimi với mục đích cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người.
Nét độc đáo trong lễ hội Otsukimi
Ở Việt Nam chỉ tổ chức mỗi năm một lần vào ngày rằm tháng 8, nhưng ở Nhật trung thu lại được tổ chức 2 lần. Ngoài được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch, Otsukimi được tổ chức lần 2 vào khoảng 1 tháng sau – ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là “trăng sau”. Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là “Kata-tsukimi”.
Và một nét độc đáo nữa là nếu như người Việt Nam tưởng tượng trên cung trăng có cây đa và chú Cuội, thì người Nhật Bản tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng và đến đêm Otsukimi lại giã bột làm bánh dày mochi. Ngoài ra, liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh dango cũng xuất hiện nhiều địa phương trên nước Nhật.
Và một điểm khác với trung thu Việt Nam nữa là vật trang trí trong trung thu. Nếu như trong rằm tháng 8 đi đâu các bạn cũng thấy những chiếc đèn ông trăng, ông sao xinh đẹp thì ở Nhật, trong lễ hội Otsukimi người dân Nhật lại sử dụng Cỏ lau (Susuki). Bởi vì, cỏ lau được xem như là hiện thân của thần mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu. Ngoài ra, hình dáng của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, cỏ lau cũng thường được đem treo trước cửa nhà.
Thật là thú vị phải không?
30

Chú thỏ đang giã bột làm bánh Mochi

Món ngon trong lễ hội Otsukimi
Với trung thu ở Việt Nam chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức bánh trung thu, còn ở Nhật thì sao? Vào lễ hội này mọi người sẽ cùng nhau làm bánh Tsukimi-Dango, một loại bánh trung thu rất riêng của Nhật
Việc sử dụng bánh này với mục đích chính là để dâng lên thần linh, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu, và người Nhật còn quan niệm rằng chúng sẽ giúp bạn trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
31

Bánh Dango

Đến với Sự kiện văn hóa ngày 14/9 của Jellyfish, các bạn học viên sẽ được giáo viên người Nhật trực tiếp giới thiệu về Lễ hội Otsukimi, đồng thời, các thầy cô sẽ hướng dẫn cách làm bánh Dango với các bạn.
Chi tiết chương trình và đăng ký tham gia, vui lòng liên hệ:
HÀ NỘI
Tòa nhà A1/D21, ngõ 11 , Duy Tân , Cầu Giấy , Hà Nội
Điện thoại: 024.37955.846
ĐÀ NẴNG
F.3,Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236. 365.6205
HỒ CHÍ MINH
Tầng 4, Tòa nhà MB Bank, số 538 Cách Mạng Tháng 8, P.11, Q.3, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028. 3993.0988
HẢI PHÒNG
Phòng 339, tầng 3 tòa nhà Sholega,275 Lạch Tray.
Điện thoại: 0225.3833.113
HUẾ
Tầng 05 – Tòa nhà Techcombank-24,Lý Thường Kiệt – Thành Phố.Huế
Điện thoại: 0234.3933.774
 


Bản quyền thuộc về Jellyfish Education Vietnam