Cách chào của người Nhật Bản - Văn hóa chào hỏi của người Nhật

Văn hóa chào hỏi của người Nhật, cách chào của người Nhật

Ở Việt Nam có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, câu này có ý nghĩa rằng câu chào hỏi rất quan trọng trong giao tiếp, nó còn được đánh giá cao hơn cả lời mời ăn uống, cỗ bàn. Văn hóa chào hỏi hay cách chào hỏi luôn là một trong những phần quan trọng nhất của văn hóa giao tiếp. Chỉ cần nhìn vào cách chào hỏi, người ta có thể đánh giá được tổng quát về người mà mình chuẩn bị tiếp xúc. Lời chào sẽ thể hiện được sự tinh tế, sự tôn trọng và sự thiện chí của đối phương.

Cách chào của người Nhật được coi là một nghệ thuật trong giao tiếp, nó mang tính đặc trưng và tính văn hóa sâu sắc. Hãy cùng Jellyfish Việt Nam khám phá cách chào của người Nhật Bản và ý nghĩa của việc chào hỏi của người Nhật nhé!

I. Những câu nói mà người Nhật dùng để chào hỏi

Như trong tiếng Việt có rất nhiều câu nói có nghĩa là “xin chào” ví dụ như: “Chào bạn”, “Rất vui được gặp bạn”, “Chào buổi sáng”, “Dạo này khỏe không”,… thì cách chào của người Nhật Bản cũng có ngữ nghĩa khá giống như vậy. Sau đây là một vài cách chào của người Nhật được dịch sang tiếng Việt.

1. Cách chào của người Nhật khi gặp nhau.

Cach chao cua nguoi Nhat Ban
Cách chào của người Nhật Bản

a. Konnichiwa (こんにちは)

Ý nghĩa: Xin chào. Đây là một trong những cách chào của người Nhật sử dụng phổ biến nhất. Người Nhật dùng từ này thường xuyên vào ban ngày khi gặp đồng nghiệp, bạn bè hoặc người lạ. Từ này cũng được sử dụng trong email hay viết thư.

b. Ohayou Gozaimasu (おはようございます)

Ý nghĩa: Chào buổi sáng. Câu chào này được sử dụng khi gặp mọi người vào buổi sáng, mang tính chất lịch sự. Để thân mật hơn, sử dụng để chào người thân hoặc bạn bè, đồng nghiệp, người Nhật thường hay nói ngắn gọn là “Ohayou” (おはよう). Nếu nói đủ cả câu sẽ mang tính trang trọng, dùng để nói với người lớn tuổi hơn, cấp trên.

c. Konbanwa (こんばんは)

Ý nghĩa: Chào buổi tối. Khá giống với chào buổi sáng, Konbanwa dùng để chào buổi tối với tính chất trang trọng, lịch sự

d. Moshi Moshi (もしもし)

Ý nghĩa: Xin chào khi nghe điện thoại. Thay vì như Việt Nam mình mở đầu khi nghe một cuộc điện thoại là “A lô” thì bên Nhật Bản họ sẽ mở đầu là Moshi Moshi.

e.  Hajimemashite (はじめまして)

Ý nghĩa: Rất hân hạnh được gặp bạn. Từ này giống với cụm từ “Nice to meet you” trong tiếng Anh, được sử dụng để chào hỏi khi 2 người gặp nhau lần đầu tiên.

f. Irasshaimase (いらっしゃいませ)

Ý nghĩa: Xin chào quý khách. Đây là cách chào phổ biến của các ngành dịch vụ, dùng để chào đón khách hàng. Câu chào này thể hiện sự tôn trọng và sự hân hạnh khi chào đón khách hàng.

h. Ogenki desu ka? (お元気ですか?)

Ý nghĩa: Bạn có khỏe không? Câu hỏi này cũng là một cách chào của người Nhật khá phổ biến. Người Nhật dùng câu này chào nhau khi đã lâu chưa gặp lại nhau. Để chào người thân hay bạn bè có thể chỉ dùng Genki? (元気?)  cũng là một cách rút gọn và thân mật.

2. Cách chào của người Nhật khi tạm biệt nhau.

a. Matane(またね)

Ý nghĩa: Hẹn gặp lại. Lời chào này mang tính thân mật giữa bạn bè với nhau

b. Ja,mata (じゃ、また)

Ý nghĩa: Hẹn gặp lại. Lời chào tạm biệt này mang tính lịch sự và chân thành.

c. Mata atode(またあとで)

Ý nghĩa: Hẹn gặp lại sau. Cũng có nghĩa là hẹn gặp lại nhưng từ “atode” có nghĩa là sau nên cụm từ này được hiểu là sẽ hẹn gặp lại nhau vào khoảng thời gian nào đó trong ngày.

d. Mata ashita(また明日)

Ý nghĩa: Hẹn gặp bạn vào ngày mai. Câu chào này thường được giáo viên sử dụng để nói với học sinh.

e. Kiotsukete (きをつけて)

Ý nghĩa: Bảo trọng. Với ý nghĩa này thì “kiotsukete” thường được sử dụng để chào khi 2 người biết sẽ còn lâu nữa mới được gặp lại nhau, như một lời tạm biệt cũng như là chúc may mắn.

II. Về văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản

Không chỉ dừng ở những câu nói, điều đặc biệt khiến cách chào của người Nhật Bản trở thành nghệ thuật đó là cách thức chào cùng như trang phục khi chào hỏi. Cùng Jellyfish tìm hiểu ngay nhé!

1. Cách thức chào hỏi trong văn hóa Nhật Bản

Nhắc đến Nhật Bản, người ta sẽ nghĩ ngay đến văn hóa chào hỏi Ojigi – là văn hóa cúi người khi chào của người Nhật. Nhưng ít người biết rằng, việc cúi chào như thế nào cho đúng, cúi bao nhiêu là độ là đủ, cúi trong thời gian bao lâu và ý nghĩa của việc cúi chào này là như thế nào. Vì vậy ngay sau đây Jellyfish sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về 5 cách cúi chào trong cách chào của người Nhật Bản nhé!

Cac cach cui chao cua nguoi Nhat
Các cách cúi chào phổ biến của người Nhật

a. Cấp độ 1: 5 độ – Cúi chào với những người trẻ tuổi hơn.

Đây là cách cúi chào khi bạn gặp bạn bè, đồng nghiệp kém tuổi hơn mình, bạn chỉ cần gập người khoảng 5 độ để chào, việc này tương đương hay có vẻ giống với 1 cái gật đầu nhẹ chào.

b. Cấp độ 2: 15 độ – Eshaku – 会釈

Cách cúi chào này được sử dụng rất phổ biến hàng ngày khi người Nhật gặp người cùng độ tuổi, bạn bè, cùng cấp bậc, địa vị xã hội và có thể được dùng khi lần đầu tiên gặp nhau hoặc đã quen biết nhưng không thân thiết.

Eshaku thể hiện sự lịch sự nhưng không quá trang trọng. Để thực hiện bạn chỉ cần gập người nhẹ phần thân và đầu trong khoảng 15 độ và giữ tầm 1-2s.

Cach chao cua nguoi Nhat Ban
Cách chào của người Nhật Bản khi gặp đồng nghiệp, bạn bè

c. Cấp độ 3: 30 độ – Keirei – 敬礼

Khi cúi chào người hơn tuổi hoặc gặp cấp trên, cách chào của người Nhật sẽ là nghiêng phần thân trên của mình khoảng 30 độ và giữ 2-3s. Đây được đánh giá là cách chào rất lịch sự, thể hiện sự tôn trọng với cấp trên, người lớn tuổi hơn hay khách hàng,…

Cach chao cua nguoi Nhat Ban
Cách chào của người Nhật Bản khi gặp người lớn tuổi, địa vị cao hơn

d. Cấp độ 4: 45 độ – Saikeirei – 最敬礼

Saikeirei không chỉ là cách chào hỏi trong văn hóa Nhật Bản, đây còn được hiểu là cách mà người Nhật thể hiện sự ân hận, hối lỗi. Thực hiện cách chào này bạn cần cúi gập người 1 góc từ 45 độ – 60 độ và giữ nguyên trong vòng ít nhất 3 giây, đôi khi sẽ phải lâu hơn, 2 bàn tay bạn sẽ cùng lúc đặt lên đầu gối, mắt sẽ nhìn xuống phía dưới.
Cách chào này của người Nhật Bản xuất hiện khi họ muốn xin lỗi một cách chân thành hoặc thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối, lòng biết ơn sự tôn kính đối với những người có vị trí cao, đấng Thần, Phật hay với Quốc kỳ hoặc với ông bà, cha mẹ.

Cach chao cua nguoi Nhat Ban
Cách chào của người Nhật Bản khi muốn xin lỗi

e. Cấp độ 5: Chào kiểu quỳ – Dogeza – 土下座 

Cuối cùng, đây là kiểu chào được coi là cao cấp nhất trong các cách chào của người Nhật Bản. Bạn sẽ quỳ và gập toàn bộ người xuống sàn, 2 tay để đằng trước mặt và cúi mặt. 

Hiện nay, sẽ rất hiếm khi ta bắt gặp được kiểu chào này vì Dogeza dành cho người mắc lỗi cực kỳ nghiêm trọng, khó để tha thứ. Đây cũng là cách mà người Nhật xưa dùng để chào Nhật Hoàng và đấng sinh thành.

Cach chao cua nguoi Nhat Ban
Cách chào của người Nhật Bản xưa hay dùng để chào Nhật Hoàng và đấng sinh thành

2. Những điều nên chú ý trong cách chào của người Nhật Bản.

Chúng ta đã thấy được cách chào của người Nhật Bản có khá nhiều hình thức và để làm đúng nó là chưa đủ, chúng ta cần phải biết những lưu ý sau đây để tránh gây mất thiện cảm với người Nhật Bản. Những điều đó bao gồm:

  • Khi cúi chào kiểu Nhật, mắt phải luôn nhìn xuống phía dưới.
  • Lưng cần giữ thẳng, lưng và cổ sẽ thành một đường thẳng như hình dưới đây chứ không gập cổ (ảnh)
  • Thân trên hướng về phía trước nhưng thân dưới vẫn phải đứng thẳng.
  • Cúi chào càng lâu thì càng thể hiện sự kính trọng với người đối diện.
  • Nam và nữ sẽ có kiểu chào khác nhau. Nếu là nam, tay sẽ đặt dọc theo thân. Nếu là nữ, 2 tay đặt ở vạt áo trước, tạo thành hình chữ V và bàn tay phải phải đặt trên bàn tay trái.

    Cach chao cua nguoi Nhat Ban
    Sự khác nhau giữa nam và nữ trong cách chào của người Nhật

     

Ngoài ra còn có một số quy tắc như:

  • Không nên tiếp xúc mắt quá lâu: Đối với các nước khác, tiếp xúc mắt như một sự tự nhiên nhưng điều này ở Nhật Bản lại gây khó chịu cho người đối diện.
  • Lịch sự và cẩn trọng trong lời nói: Cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu và thái độ là điều rất đặc biệt của người Nhật, họ luôn sử dụng những từ ngữ và giọng điệu trang trọng và lịch sự nhất để thể hiện sự tôn trong với người đối diện. 
  • Chào hỏi đúng thứ tự: Điều này cũng thường xảy ra tại Việt Nam, từ bé ta luôn được dạy là chào từ người lớn tuổi đến người bé tuổi. Tại Nhật cũng vậy, trong đời sống hay các cuộc họp, họ sẽ chào theo thứ tự từ người có địa vị, tuổi tác cao nhất cho đến thấp nhất.

Tổng kết:

Như vậy cách chào của người Nhật Bản khá phức tạp nhưng cũng rất đáng để học hỏi. Đây là một nét văn hóa đặc sắc của người Nhật thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với tất cả mọi người. Văn hóa chào hỏi của người Nhật phản ánh sự tôn trọng và khiêm nhường, hai giá trị cốt lõi trong xã hội Nhật Bản. Trên đây là những thông tin về cách chào của người Nhật, chúc các bạn đọc có thể có cho mình những thông tin hữu ích!


Bản quyền thuộc về Jellyfish Education Vietnam