Thể bị động trong tiếng Nhật - Trung tâm tiếng Nhật Jellyfish

Thể bị động trong tiếng Nhật – Trung tâm tiếng Nhật Jellyfish

Trung tâm tiếng Nhật Jellyfish ngày hôm nay sẽ cùng các bạn học và ôn tập Ngữ pháp tiếng Nhật với động từ thể bị động nhé! Bài học với lượng kiến thức quan trọng nên các bạn hãy ôn bài thật cẩn thận nhé! Các bạn cũng có thể xem lại các kiến thức này trong Bài 37- chương trình Minna no Nihongo. Và bây giờ chúng mình cùng ôn bài nào!

Thể bị động trong tiếng Nhật - Trung tâm tiếng Nhật Jellyfish
Thể bị động trong tiếng Nhật – Trung tâm tiếng Nhật Jellyfish

1. Cách chuyển động từ thể ます sang thể bị động

1.1. Động từ nhóm 1: V [い] ます→V [あ] + れます

Ví dụ:

ききます ―> きかれます

はこびます -> はこばれます

のみます -> のまれます

まもります -> まもられます

かきます -> かかれます

はります -> はられます

1. 2. Động từ nhóm 2: V [え] ます→V [え] + られます

Ví dụ:

かえます -> かえられます

たべます -> たべられます

ほめます   -> ほめられます

みます -> みられます

しらべます -> しらべられます

しめます -> しめられます

1. 3. Động từ nhóm 3 – Cách chia động từ thể bị động trong tiếng Nhật

します ー>されます

きますー>こられます

Ví dụ:

しょうたいします -> そうたいされます

あいする -> あいされます

けっこんします -> けっこんされます

りこんします -> りこんされます

きます -> こられます 

2. Danh từ 1 (người 1) は danh từ 2 (người 2/ vật chuyển động) động từ bị động.

– Cách dùng:

  • Mẫu câu này dùng để diễn tả khi đứng từ phía đối tượng tiếp nhận hành vi là người 1 (đóng vai trò chủ đề của câu) .Người 2 (chủ thể của hành vi) thực hiện một hành vi nào đó với người 1 , trợ từ được sử dụng là trợ từ に.

– Ví dụ:

先生は私を呼びました. (Giáo viên đã gọi tôi.)

私は先生に呼ばれました. (Tôi đã bị giáo viên gọi.)

  • Người 2 ngoài người, còn có thể là con vật hay vật chuyển động .

– Ví dụ:

トーマスさんは犬に噛まれました. (Anh Thomas đã bị chó cắn.)

3. Danh từ 1 (người 1) danh từ 2 (người 2/ vật chuyển động) danh từ 3động từ bị động.

– Cách dùng:

  • Mẫu câu này dùng để diễn tả khi người 2 thực hiện hành vi tác động đối tượng (danh từ 3) do người 1 (đóng vai trò chủ sở hữudanh từ 3)
  • Trong nhiều trường hợp thì hành vi đó gây phiền toái cho người 1.

– Ví dụ:

妹が私の時計壊しした. (Em gái tôi đã làm hỏng đồng hồ của tôi.)

私は妹に時計を壊されました. (Tôi đã bị em gái làm hỏng đồng hồ.)

– Chú ý:

  • Trong mẫu câu này thì chủ đề được nêu ra không phải là tân ngữ (danh từ 3), mà là người cảm nhận sự phiền toái do hành vi gây ra.Vì vậy chúng ta không dùng: 私の時計は妹に壊されました.
  • Trong trường hợp không gây phiền phức mà là mang ơn. Thì không thể sử dụng các mẫu câu trên mà sẽ sử dụng động từ thể て+もらいます.
  • Ví dụ:

           私は友達にパソコンを修理してもらいました.

(x) 私は友達にパソコンを修理されました.

 

4. Danh từ (vật/ việc) / động từ bị động.

– Cách dùng: Khi nói hay tường thuật về một sự việc nào đó và không cần thiết phải nêu rõ đối tượng thực hiện hành vi, thì sẽ sử dụng mẫu câu để sự vật hoặc việc làm chủ đề của câu, và dùng động từ bị động để diễn đạt.

– Ví dụ:

  • 1964 年に, 東京でオリンピックが開かれました.

Olympic dã được tổ chức tại Tokyo vào năm 1964.

  • あのビル  30年前に建てられました.

Tòa nhà kia đã được xây dựng 30 năm trước.

5. Danh từから/でつくります

– Cách dùng: Khi nói về việc sản xuất 1 vật, chúng ta dùngからvới nguyên liệu, dùng đối với vật liệu.

– Ví dụ:

  • このいすはなんでつくられますか. (Ghế này được làm bằng gì?)

      -> 木でつくられます. (Được làm bằng cây.)

  • ビールは何からでつくられますか. (Bia được làm từ gì?)

      -> からつくられます. (Được làm từ gạo.)

Chúng mình đã cùng ôn xong bài  rồi đó, bài học ngữ pháp tiếng nhật của chúng ta hôm nay có thật nhiều mẫu ngữ pháp cần lưu ý. Vì thế, chúng mình hãy ôn bài cẩn thận nhé! Hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Jellyfish học vui và hiệu quả nhé các bạn!


Bản quyền thuộc về Jellyfish Education Vietnam