Thời Gian Làm Việc Của Người Nhật: Kỷ Luật Hay Áp Lực?

Thời Gian Làm Việc Của Người Nhật – Bí Quyết Giúp Đất Nước Phát Triển

Thời gian làm việc của người Nhật” không chỉ là yếu tố phản ánh văn hóa kỷ luật mà còn là nền tảng giúp Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá chi tiết về thời gian làm việc trung bình của người Nhật, những thách thức họ đối mặt, và các xu hướng cải cách mới trong văn hóa làm việc. Cùng tìm hiểu để rút ra những bài học quý giá trong việc quản lý thời gian và tối ưu hiệu suất công việc!

I. Thời gian làm việc của người Nhật

1. Quy định cơ bản của Chính phủ Nhật Bản về giờ làm việc

Thời gian làm việc của người Nhật được Chính phủ quy định như sau:

a. Đối với lao động là người Nhật Bản

Cũng giống như tại Việt Nam, Nhật Bản cũng quy định giờ làm việc của các lao động trung bình là 8 tiếng/ ngày. Làm từ thứ 2 đến thứ 6, có một vài đơn vị sẽ làm cả thứ 7.

Thế nhưng tinh thần làm việc của người Nhật khá cao, và họ coi làm việc thêm giờ giống như là cống hiến cho công ty nên có rất nhiều nhân viên làm việc quá giờ quy định.

Để tránh được việc làm thêm quá mức, Chính phủ Nhật đã có khuyến khích về thời gian làm việc trung bình của người Nhật là làm tối đa 10 giờ/ ngày và không quá 52 giờ/ tuần. Đặc biệt hơn, Chính phủ Nhật cũng quy định người lao động sẽ được nghỉ ít nhất 1 ngày/ tuần.

b. Đối với lao động là người nước ngoài

Trong trường hợp lao động là người nước ngoài sẽ không có quá nhiều khác biệt. Có một trường hợp đặc biệt là về du học sinh, số giờ làm việc được quy định là 28 giờ/ tuần. Nếu làm quá số giờ quy định, tìm hiểu thêm ở đây (chỗ này để cái link bài về việc làm DHS)

2. Chi tiết về giờ làm việc của người Nhật

Thời gian làm việc của người Nhật
Thời gian làm việc của người Nhật

a. Giờ làm việc bình thường

Chính phủ Nhật Bản quy định cụ thể về giờ làm việc bình thường như sau:

– Người lao động làm việc 8 giờ/ngày (không tính thời gian nghỉ ngơi) chia đều cho 5 ngày làm việc trong tuần. Tuy nhiên, với chính sách mới, ngoài thứ Bảy và Chủ nhật, nhân viên có thể lựa chọn thêm một ngày nghỉ bất kỳ trong tuần, thay vào đó, trong 4 ngày làm việc còn lại sẽ phải làm thêm giờ, ngoài giờ làm việc cố định là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Nhân viên có thể lựa chọn làm thêm giờ từ 7 giờ đến 10 giờ sáng hoặc từ 3 giờ chiều đến 10 giờ tối.

– Tùy tình hình doanh nghiệp mà trong một khoảng thời gian nhất định, công ty có thể bố trí nhân viên làm quá số giờ quy định (8 giờ/ngày). Nhưng phải được tổ chức công đoàn hoặc đại diện lao động đồng ý và có văn bản gửi tới các cơ quan chức năng.

– Đối với trường hợp thiên tai, lũ lụt thì doanh nghiệp cũng có thể bố trí nhân viên làm quá số giờ quy định, nhưng phải xin giấy phép đầy đủ và được cơ quan chức năng phê duyệt.

– Người lao động nếu làm việc liên tục 6 tháng trên 80% thời gian quy định (8 tiếng/ngày) thì được nhận 10 ngày nghỉ phép có lương. Và cứ tăng dần số ngày nghỉ có lương theo năm, tối đa là 20 ngày nghỉ phép 1 năm cho 1 người lao động.

Các quy định rất hợp lý và có các mục khen thưởng nên hiệu suất và năng suất của người Nhật khi làm việc là rất cao.

b. Giờ làm thêm

Vì người Nhật luôn tìm mọi cách để có thể cống hiến cho công ty nên việc làm thêm sẽ xảy ra rất nhiều. Nhưng nếu làm thêm quá mức sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt như: suy kiệt về tinh thần, sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng công việc,… Nên việc chính phủ Nhật đưa ra các quy định là hoàn toàn hợp lý. Quy định giờ làm thêm tại Nhật như sau:

– Giờ làm thêm của Nhật sẽ không quá 50% thời gian làm việc bình thường trong ngày ( tức là khoảng 4 tiếng) đối với cả ngày thường và ngày lễ. Nên tổng thời gian làm thêm trong một ngày tối đa là 12 giờ.

– Nếu người lao động làm quá số giờ một ngày là 8 giờ hoặc làm việc vào ngày nghỉ thì mức lương sẽ được tăng từ 25% đến 50% lương cơ bản.

– Số giờ làm thêm còn được quy định không quá 45 giờ/tháng và 360 giờ/năm.

c. Giờ làm đêm

Chính phủ Nhật Bản quy định về giờ làm đêm như sau:

– Giờ làm đêm của Nhật Bản sẽ được tính từ 22 giờ đêm đến 6h sáng hôm sau. 

– Về giờ giấc, ca đêm và ngày cũng không có sự khác nhau, người lao động sẽ không được làm quá 10 tiếng 1 ngày. Nhưng mức lương của ca đêm sẽ được tăng từ 25%-50% so với ca ngày.

d. Giờ làm việc của các ngành nghề đặc biệt

Tại Nhật, tồn tại một số ngành nghề có tính chất khá đặc biệt mang tính mùa vụ hoặc tùy vào đặc thù công việc chỉ làm được trong số giờ nhất định. Vì thế Chính phủ Nhật cho phép doanh nghiệp được điều chỉnh về thời gian làm việc nhưng phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian cụ thể như sau:

– Số giờ làm việc tối đa 10 giờ/ngày, không vượt quá 52 giờ/ tuần và một năm không được quá 2800 tiếng

– Còn khi doanh nghiệp chia kế hoạch theo giai đoạn 3 tháng thì mỗi giai đoạn tối đa là 3 tuần làm việc và số giờ làm việc trong tuần không vượt quá 48 giờ/tuần.

– Ngoài ra Chính phủ Nhật quy định doanh nghiệp phải có ít nhất 1 ngày nghỉ/tuần hoặc trong 1 tháng sẽ có 4 ngày nghỉ linh hoạt.

II. Quy định về nghỉ phép tại Nhật

1. Nghỉ phép

Như đã nói qua ở phần trên, Với người lao động làm việc liên tục từ 6 tháng trở lên và làm từ đủ 80% tổng số ngày làm việc trở lên, các công ty, doanh nghiệp phải cho họ nghỉ phép hằng năm như sau:

  • 0,5 năm có 10 ngày nghỉ
  • 1,5 năm có 11 ngày nghỉ
  • 2,5 năm có 12 ngày nghỉ
  • 3,5 năm có 14 ngày nghỉ
  • 4,5 năm có 16 ngày nghỉ
  • 5,5 năm có 18 ngày nghỉ
  • 6,5 năm có 20 ngày nghỉ

2. Nghỉ phép đặc biệt

Các trường hợp nghỉ phép đặc biệt
Các trường hợp nghỉ phép đặc biệt

Ngoài những quy định về nghỉ phép thông thường thì còn một số các trường hợp nghỉ phép đặc biệt:

a. Nghỉ trước và sau khi sinh

– Đối với nhân viên nữ khi mang bầu, chỉ cần thông báo với công ty về ngày nghỉ trước 6 tuần khi sinh( trước 14 tuần khi sinh đôi trở lên) là có thể được nghỉ trước sinh. 

– Sau khi sinh, thời gian nghỉ là 8 tuần

– Ngoài ra, các nhân viên nữ khi sinh sẽ nhận được một khoản trợ cấp từ bảo hiểm y tế

b. Nghỉ chăm sóc con

Cả bố và mẹ khi làm tại các công ty đều có thể xin nghỉ với lý do là chăm sóc con nhỏ. Thời gian có thể nghỉ theo quy định là khi trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt, trong thời gian nghỉ vẫn sẽ nhận được tiền trợ cấp từ bảo hiểm lao động

c. Nghỉ chăm người bệnh

Nghỉ chăm người bệnh” là việc nghỉ làm với lý do chăm sóc người thân trong hoàn cảnh khó khăn tại cuộc sống hằng ngày, hoặc do tuổi già sức yếu, bệnh tật.

Trường hợp có người nhà cần phải chăm sóc dài hạn, bạn có thể nghỉ làm với thời gian tối đa là 93 ngày(có thể chia nhỏ tối đa thành 3 lần nghỉ).

Ngoài ra, khi nghỉ việc để chăm người nhà, bạn sẽ nhận được tiền trợ cấp từ bảo hiểm lao động nhưng số tiền này sẽ không quá 67% lương theo quy định.

III. Những thách thức khi làm việc quá thời gian cho phép

Mặc dù thời gian làm việc dài giúp tăng năng suất và chất lượng công việc, nhưng nó cũng mang lại nhiều thách thức:

Sức khỏe: Làm việc quá sức có thể dẫn đến stress, thậm chí là hội chứng karoshi (chết vì làm việc quá sức). Sức khỏe thật sự rất quan trọng, có câu nói: “có sức khỏe là có tất cả”, chúng ta dù ham việc, làm ra nhiều tiền đến đâu thì cuối cùng sức khỏe vẫn là quan trọng nhất. Vì vậy hãy cân bằng được việc làm thêm với việc giữ gìn sức khỏe. 

Cân bằng cuộc sống: Nhiều người Nhật gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình. Dẫu biết là áp lực tiền bạc, áp lực từ gia đình sẽ đè nặng lên những người lao động nhưng hãy biến những áp lực đó trở thành niềm vui trong công việc, cố gắng hoàn thành công việc và trở về vui vẻ với gia đình mình.

Kết Luận

Hiểu về thời gian làm việc của người Nhật giúp chúng ta có thêm góc nhìn về văn hóa làm việc kỷ luật và hiệu quả. Mặc dù có những thách thức, nhưng đây cũng là nguồn cảm hứng để xây dựng một phong cách làm việc chuyên nghiệp, cân bằng và bền vững hơn.

Hãy cùng học hỏi và áp dụng những điều tích cực từ văn hóa làm việc Nhật Bản vào cuộc sống hàng ngày!

Nguồn tham khảo: https://global.ia-ibaraki.or.jp/vi/living-guide/work/working-rule/


Bản quyền thuộc về Jellyfish Education Vietnam